TIN TỨC & SỰ KIỆN

Đào tạo đại học từ xa (ĐTĐHTX) là một phương thức giáo dục đại học (GDĐH) dựa vào công nghệ, đặt trọng tâm vào yếu tố người học, hướng tới một cơ chế đào tạo mềm dẻo và linh hoạt, giúp người học có thể học tập ở mọi nơi, mọi lúc, học thường xuyên, học suốt đời và xây dựng một xã hội học tập. Với những lợi thế của mình, trong vài thập kỉ gần đây, ĐTĐHTX (dis­tance higher education mode) đã có những bước nhảy vọt về về quy mô sinh viên.

Hàng loạt cơ sở ĐTĐHTX, trong đó có các ‘siêu’ đại học (trường đại học có từ 100.000 học viên trở lên) đã hình thành và phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới, đang cung cấp GDĐH cho hàng triệu người, đặc biệt là người lớn tuổi đang làm việc, ở vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo.

Những đặc điểm của BĐCL trong ĐTĐHTX

Sự thâm nhập của công nghệ vào tất cả các phương thức đào tạo đã làm cho những nét khác biệt giữa chúng trở nên mờ nhạt. Các phương thức đào tạo dường như đang quy tụ thành một hệ thống đào tạo thuận lợi và mềm dẻo hơn. Bằng các hệ thống cung cấp qua mạng và các phương pháp dùng cho cả sinh viên học tại trường (on-campus students) và sinh viên học xa trường (off-campus students), ĐTĐHTX và GDĐH truyền thống đang có xu hướng tích hợp với nhau (convergence). Ngày nay, sinh viên học tại trường có thể học một phần chương trình hay các khóa đào tạo qua mạng. Sự kết hợp này đã thu hẹp khoảng cách giữa sinh viên học tại trường và sinh viên học xa trường.

Trên thực tế, bản chất “mọi nơi, mọi lúc”của ĐTĐHTX có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới công việc đào tạo của trường đại học ở các nước nơi mà các khóa đào tạo qua mạng đã trở nên phổ biến. Một số trường đại học loan báo rằng các khóa đào tạo qua mạng của họ rẻ hơn và khuyến khích sinh viên giành một số tín chỉ từ các khóa học này. Những văn bằng do trường đại học George Washington và các trường đại học khác của Mĩ cấp không phân biệt sinh viên học tập trung hay từ xa. Từ mấy thập kỉ nay, các trường đại học danh tiếng của úc trao cùng một loại văn bằng tốt nghiệp cho sinh viên, không phân biệt hình thức đào tạo. Ở Anh Quốc, bằng tốt nghiệp đại học Mở được công nhận là tiêu biểu cho nền giáo dục khắt khe của nước này.

Về phương pháp luận BĐCL, ngày càng có sự nhất trí với quan điểm rằng phương pháp luận cơ bẳn cùa BĐCL là giống nhau cho cả ĐTĐHTX và GDĐH truyền thống. Brennan & Shah (2000) sử dụng thuật ngữ ‘bảo đảm chất lượng' (quality assurance), các phương pháp và thành tố thông thường của nó là:

1) Cơ quan điều hành quốc gia;

2) Tự đánh giá của trường đại học;

3) Đánh giá từ bên ngoài trường đại học bởi các đồng nghiệp;

4) Công bố báo cáo.

Quy trình BĐCL trong ĐTĐHTX cũng được thực hiện cơ bản như GDĐH truyền thống. Để liên tục nâng cao chất lượng đào tạo của mình và tăng cường trách nhiệm giải trình với các bên liên đới, các cơ sở ĐTĐHTX bắt đầu từ hoạt động quản lí chất lượng bên trong, tiếp theo là hoạt động tự đánh giá chất lượng, sau đó là hoạt động đánh giá ngoài (đánh giá đồng nghiệp).

Tuy nhiên, BĐCL trong ĐTĐHTX có sự thay đổi về phạm vi, lĩnh vực, tiêu chí, chỉ số thực hiện v.v... so với GDĐH truyền thống. Khi cơ sở ĐTĐHTX xây dựng chỉ số thực hiện về các lĩnh vực đánh giá cần lưu ý tới những điểm khác biệt của ĐTĐHTX như vai trò của giảng viên, việc quản lí khoá học, thư viện và nguồn học liệu đòi hỏi tiếp cận với điện tử nhiều hơn. Học liệu được cung cấp dưới dạng nghe nói, nghe nhìn và nguyên bản theo tốc độ học tập của học viên.

Do đó, không thể áp đặt rập khuôn các lĩnh vực, tiêu chí, chỉ số thực hiện của GDĐH truyền thống vào ĐTĐHTX. Ví dụ, trường hợp xảy ra ở Ấn Độ, Hội đổng Quốc gia Đào tạo Giáo viên yêu cầu về tỉ lệ sinh viên/giảng viên và một số khía cạnh khác đối với các chương trình ĐTĐHTX. Các cơ sở ĐTĐHTX, nơi có hàng ngàn giáo sinh, không thể tuân theo được những yêu cầu đó, và có nhiều yêu cầu đã làm gián đoạn các chương trình đào tạo giáo viên của họ.

Khác với những gì đã xảy ra ở Ấn Độ, Viện chính sách GDĐH Hoa Kì đã đưa ra 24 chuẩn mực bao trùm 7 lĩnh vực được cho là cần thiết để đạt được chất lượng cao trong ĐTĐHTX dựa vào internet: trợ giúp về thể chế; hỗ trợ học viên; hỗ trợ giảng viên; phát triển khóa học; dạy và học; cấu trúc khóa học; kiểm tra và đánh giá (IHEP, 2000). Với sự quan tâm ngày càng tăng của chính quyền liên bang và các tiểu bang về BĐCL trong ĐTĐHTX, các cơ quan kiểm định chất lượng địa phương hợp tác với Hội đồng Kiểm định GDĐH (CHEA) điều chỉnh các chuẩn mực của họ để đưa ĐTĐHTX và các khóa học qua mạng vào quy trình đánh giá. Các cơ quan kiểm định chất lượng địa phương đổng ý một số chuẩn mực đánh giá các chương trình cung cấp qua mạng. Các chuẩn mực này bao trùm 5 lĩnh vực chính: bối cảnh và cam kết thực hiện thể chế; chương trình và hướng dẫn; hỗ trợ sinh viên; hỗ trợ giảng viên; kiểm tra và đánh giá (C-RAC, 2000).

Tại Anh Quốc, những hướng dẫn mới về ĐTĐHTX được ban hành bởi Cơ quan Bảo đảm Chất lượng (Quality Assurance Agency). Những hướng dẫn này bao gồm sáu đề mục: (1) Thiết kế hệ thống; (2) Thiết kế chương trình; (3) Quản lí phân phối chương trình; (4) Hỗ trợ và phát triển học viên; (5) Đại diện và trao đổi thông tin với học viên; (6) Đánh giá học viên. Mỗi để mục đều liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu BĐCL trong ĐTĐHTX (QAA.2002).

Trong ĐTĐHTX, người học có trách nhiệm cao hơn trong việc quản lí và định hướng quá trình học tập của mình, cho nên đặt trọng tâm đánh giá người học ở yếu tố đầu vào và/hoặc đầu ra là không phù hợp, mà khi đó trọng tâm phải chuyển sang yếu tố quá trình và đầu ra. Các nguyên tắc chỉ đạo ĐTĐHTX trong xã hội học tập để nghị các lĩnh vực chủ yếu chú trọng nhiều hơn vào việc hỗ trợ học tập và kết quả học tập: thiết kế đào tạo, hỗ trợ người học, cam kết của tổ chức, kết quả học tập và công nghệ đào tạo (ACE.1996).

Hoạt động 'thăm trường” của các đoàn đánh giá đồng nghiệp trong ĐTĐHTX có nhiều thay đổi. Thăm trường" trong ĐTĐHTX được June Lester nêu ra năm 1991 vẫn còn giữ nguyên giá trị - ‘tàm thế nào mà chuyển dịch được quá trình đánh giá từ một môi trường tập trung ổn định như gạch và vữa sang quá trình đánh giá một môi trường phân tán, một người ở phòng khách, còn người kia ở dưới bếp? “Việc thu thập thông tin qua hoạt động thăm trường’ được thực hiện như thế nào trong ĐTĐHTX? Một trong những cách thực hiện việc này là thông qua thư điện tử, hội thảo nối mạng, truyền hình 2 chiều và điện thoại. Thành viên của đoàn đánh giá đồng nghiệp có thể trao đổi qua thư điện tử mà không cần phải rời khỏi nhà hay công sở và có thể đưa ra đánh giá về tính hiệu quả của việc trao đổi thông tin. Làm như thế đã đầy đủ và phù hợp chưa? Các nhà cung ĐTĐHTX phối hợp với nhau tốt đến mức nào để đương đầu với đánh giá theo cách này? Các đồng nghiệp được huấn luyện tốt đến mức nào để đánh giá các trường đại học theo cách “mới" này? Các cách đánh giá của Hiệp hội các trường đại học Miền Bắc (NCACS) và Hội đồng giáo dục từ xa (DTEC) của Mĩ cũng đáng để lưu tâm. Để đánh giá trường đại học Quốc tế Jones, đoàn thẩm định NCACS sử dụng phương thức qua mạng. DETC tiến hành một khảo sát trên diện rộng với hàng trăm cơ quan và tổ chức bằng việc trao đổi thông tin trực tuyến. Mặt khác, DETC còn khảo sát sinh viên mà tên của họ được lựa chọn ngẫu nhiên để lấy ý kiến thông qua thư điện tử. ở những nước nơi mà các hình thức đào tạo mới được công nhận rộng rãi thì “thăm trường" không gặp khó khăn. Nhưng ỏ những nước đang phát triển, nơi mà các hình thức đào tạo mới vừa mới xuất hiện, thì định nghĩa lại việc ‘thăm trường" là vấn để cần thiết.

Hoạt động đánh giá chất lượng ĐTĐHTX có xu hướng xem xét ở khâu sản xuất giáo trình khóa học mặc dù chất lượng ĐTĐHTX là tổng thể các yếu tố cấu thành quá trình ĐTĐHTX. Như thế, đánh giá chất lượng sản phẩm ĐTĐHTX tương đối dễ dàng. Giáo trình khoá học, thường là phương tiện học tập chủ yếu của học viên, là vật hữu hình và rõ ràng để học viên và các bên quan tâm đánh giá. Tuy nhiên, chất lượng ĐTĐHTX gồm nhiều lĩnh vực như: các sản phẩm, các quá trình sư phạm, hệ thống sản xuất và phân phối, triết lí giáo dục .

Thật vậy, đánh giá chất lượng một sản phẩm hữu hình và rõ ràng (chương trình môn học và khoá học) là dễ dàng hơn nhiều so với những lĩnh vực không thể nhìn thấy hay ít rõ ràng (quá trình học tập, học nhóm hay quản lí). Chất lượng các sản phẩm ĐTĐHTX bao gồm giáo trình, số sinh viên tốt nghiệp, tỉ lệ vượt qua các kì thi, số sinh viên tiếp tục học cao hơn.v.v... Chất lượng các quá trình bao trùm các lĩnh vực như quá trình dạy và học, tư vấn sinh viên, phối hợp với chuyên gia biên soạn giáo trình và thiết kế đề thi ở bên ngoài trường đại học, quan hệ với các trung tâm đại diện, trạm vệ tinh ở các địa phương, quản lí trung tâm thông tin sinh viên v.v... Chất lượng hệ thống sản xuất và phân phối bao gồm: sản xuất khoá học, sản xuất học liệu, sản xuất bài thi và kiểm tra, sắp xếp lịch trình, lưu trữ và quản lí hồ sơ, phân phát giáo trình tới sinh viên, phát thanh và truyền hình các chương trình đào tạo v.v...

Khi đánh giá chất lượng ĐTĐHTX, quan điểm chung là đánh giá các chương trình ĐTĐHTX một cách khắt khe như các chương trình GĐĐH truyền thống. Các quốc gia khác như Hoa Kì, úc, Canada v.v... đã thực hiện việc đánh giá chất lượng ĐTĐHTX khá tốt. Anh Quốc xuất phát từ quan điểm chất lượng ĐTĐHTX cần phải được bảo đảm theo cách tương tự như các hình thức đào tạo khác của GDĐH. Đánh giá chất lượng theo quan điểm cơ bản này, Đại học Mở Anh quốc được xếp vào vị trí các trường đại học hàng đầu về chất lượng đào tạo của Anh quốc, và trong 17 môn học được đánh giá tới cuối năm 1999, đa số đạt loại xuất sắc.

Kết luận

Sự tích hợp của công nghệ vào các phương thức GDĐH đã làm cho chúng trở nên tương đồng với nhau, hướng tới một phương thức đào tạo mềm dẻo và thuận lợi hơn. Ngày càng có sự nhất trí với quan điểm cho rằng phương pháp luận cơ bản của BĐCL là giống nhau cho cả ĐTĐHTX và GDĐH' truyền thống, tuy nhiên vẫn có ý kiến cho rằng những phương pháp BĐCL trong GDĐH truyền thống hiện nay không đủ để thực hiện BĐCL trong ĐTĐHTX, và bảo đảm chất lượng ĐTĐHTX phải được tiếp cận bằng những phương pháp khác. BĐCL trong GDĐHTX có sự thay đổi về phạm vi, lĩnh vực, tiêu chí, chỉ số thực hiện v.v... so với GDĐH truyền thống. Các quốc gia như Anh, Mĩ, úc, Canada,

Indonesia v.v... đã xác định các phạm vi, lĩnh vực, tiêu chí, chỉ số thực hiện phù hợp với các hình thức ĐTĐHTX và đã tiến hành đánh giá bằng những phương pháp khắt khe. Kết quả là chất lượng ĐTĐHTX của các quốc gia này luôn luôn được nâng cao và đáp ứng được các yêu cầu của các bên liên đới (Nhà nước, người học, người sử dụng lao động và toàn bộ xã hội).

Ở nước ta, hệ thống BĐCL đã bắt đầu áp dụng trong các cơ sỏ GDĐH truyền thống, và tiếp theo sẽ là các cơ sỏ ĐTĐHTX. Triển khai hệ thống BĐCL trong các cơ sở ĐTĐHTX không chỉ nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo và trách nhiệm giải trình với các bên liên đới, mà còn tạo điều kiện công nhận văn bằng ĐTĐHTX như các văn bằng GDĐH truyền thống, tiến tới cấp một loại văn bằng mà không phân biệt phương thức GDĐH.


 

Our website is protected by DMC Firewall!