Kế hoạch năm học

Nhằm đưa công tác Đảm bảo Chất lượng thành hoạt động thường xuyên, liên tục, tiến tới hình thành văn hóa chất lượng tại trường ĐHNT, Trung tâm đã xây dựng bản Kế hoạch triển khai công tác Đảm bảo Chất lượng tại trường ĐHNT năm học 2009-2010 với các nội dung cơ bản như sau:

1.TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TÁC ĐBCL CHO TOÀN BỘ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG ĐHNT, DẦN DẦN HÌNH THÀNH VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG TẠI TRƯỜNG

Đây là công tác mang tính chiến lược, lâu dài, với mục tiêu tuyên truyền để giúp cán bộ, giảng viên và sinh viên nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa của hoạt động đảm bảo chất lượng; hình thành văn hóa về chất lượng, từng bước nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ đào tạo tại trường, Với các hoạt động cụ thể như :- Tuyên truyền, giới thiệu về công tác ĐBCL thông qua: các bài viết trên website của Trung tâm; quảng bá trên bảng tin, băng rôn; và nếu cần thiết sẽ phát động cuộc thi tìm hiểu về hoạt động ĐBCL trong toàn trường. - Tổ chức hội thảo cấp trường nhằm thực hiện giao lưu, học hỏi, rút kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến ĐBCL. Thành phần tham dự sẽ bao gồm tất cả cán bộ, giảng viên trường ĐHNT cùng các vị khách mời là đối tác, chuyên gia trong và ngoài nước. (chủ đề và kế hoạch hội thảo đã được gửi kèm trong tập tại liệu) “Công tác đảm bảo chất lượng và xây dựng chuẩn đầu ra trong các trường đại học ở Việt Nam - Kinh nghiệm đối trường đại học Ngoại thương”

2. VẬN HÀNH HIỆU QUẢ HỆ THỐNG THÔNG TIN PHẢN HỒI

Như chúng ta đã biết, vận hành hệ thống thông tin phản hồi là một trong những biện pháp để kiểm tra, đánh giá, cải tiến chất lượng cung ứng dịch vụ đào tạo tại trường. Mục tiêu của hoạt động này là Sự vận hành của hệ thống này góp phần tìm ra các mặt còn hạn chế, cần khắc phục trong công tác đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng, khẳng định vị thế đầu ngành của trường ĐHNT. Với các hoạt động cụ thể như:- Khảo sát nhu cầu xã hội đối với hoạt động đào tạo, lấy ý kiến doanh nghiệp về chất lượng sinh viên đã tốt nghiệp trường ĐHNT.- Thực hiện lấy ý kiến của sinh viên về công tác giảng dạy một cách định kỳ- Điều tra lấy thông tin phản hồi của cựu sinh viên về chất lượng cung cấp dịch vụ đào tạo tại trường, khả năng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.

3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CỦA TRƯỜNG

Hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác ĐBCL là các tài liệu giúp cho hoạt động Tự đánh giá và Đánh giá ngoài định kỳ, phù hợp với các yêu cầu của Bộ và chủ trương Đảm bảo Chất lượng của trường ĐHNT. Ngoài ra, nếu hệ thống này vận hành tốt sẽ giúp cải thiện đáng kể công tác quản lý văn bản và cơ sở dữ liệu của trường.Hiện tại, hệ thống CSDL phục vụ cho công tác ĐBCL mới bước đầu được hình thành và Trung tâm sẽ tiếp tục xây dựng thống nhất hệ thống; từ đó không chỉ phục vụ tốt cho việc thu thập minh chứng về ĐBCL mà còn giúp hoạt động quản lý của trường được thực hiện hiệu quả hơn. Để xây dựng hệ thống này, Trung tâm ĐBCL sẽ giữ vai trò đầu mối, các đơn vị sẽ cử người phụ trách về quản lý CSDL.

4.HOÀN THIỆN HỆ THỐNG VĂN BẢN TÀI LIỆU QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Hệ thống văn bản tài liệu quản lý chất lượng tại trường Đại học Ngoại thương là tổng hợp các tài liệu thể hiện cam kết về chất lượng, các nguyên tắc hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng cung ứng dịch vụ đào tạo của trường, trong đó có:Chính sách chất lượngSổ tay chất lượngQuy trình các hoạt động trong trường. Hiện tại, khoảng 70 quy trình về chất lượng của trường đã được soạn thảo và đang trong quá trình xem xét hoàn chỉnh.Để phục vụ công tác này, trong thời gian tới Trung tâm sẽ hoàn thiện các văn bản về chất lượng, soạn thảo các hướng dẫn thực hiện biểu mẫu, hồ sơ. Trong quá trình đó, Trung tâm ĐBCL sẽ mời các chuyên gia đến để tổ chức tập huấn, tư vấn và hướng dẫn các đơn vị thực hiện.

5.THÍ ĐIỂM ỨNG DỤNG HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 TẠI MỘT ĐƠN VỊ TRONG TRƯỜNG

Hệ thống ISO 9000:2008 là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng được quốc tế thừa nhận. Hệ thống này này thể hiện tính hiệu quả cao và đang được ứng dụng rộng rãi trong giáo dục đại học. Việc ứng dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000:2008 sẽ tạo ra mặt bằng cơ bản về chất lượng trong giáo dục của trường ĐHNT và là cơ sở để trường khẳng định chất lượng cung ứng dịch vụ đào tạo của mình. Trước mắt, sẽ ứng dụng tại một đơn vị hành chính để thử nghiệm và tiết kiệm chi phí, sau đó nếu hiệu quả sẽ ứng dụng trong toàn trường. (dự kiến là phòng tổ chức)

6.BAN HÀNH CHUẨN ĐẦU RA CỦA TRƯỜNG ĐHNT (theo dự án FTUTRIP)


Chuẩn đầu ra trong giáo dục được hiểu là những kiến thức, khả năng, thái độ, hành vi của học viên được kỳ vọng sẽ có được sau khi tham gia, hoàn thành một khóa học, một chuyên ngành học.Chuẩn đầu ra sẽ phác họa bức tranh khái quát về sản phẩm của các trường đại học; là một cơ sở để học viên chọn trường, chọn ngành, lĩnh vực được đào tạo;là cơ sở để các cơ quan tham khảo, tuyển dụng nhân viên hay quan trọng hơn khi chuẩn đầu ra sẽ góp phần tạo nên danh tiếng cho trường. Mục tiêu Khi hoàn thành Hạng mục EEC 4.2, nhà trường sẽ ban hành chuẩn đầu ra của 8 chuyên ngành đào tạo, bao gồm:-Chuyên ngành:1. Kinh tế đối ngoại,2. Thương mại Quốc tế,3. Thuế và Hải quan (Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế); -Chuyên ngành:4. Tài chính quốc tế,5. Đầu tư chứng khoán,6. Ngân hàng (Khoa Tài chính Ngân hàng); -Chuyên ngành:7. Kinh doanh Quốc tế,8. Luật Kinh doanh Quốc tế (Khoa Quản trị Kinh doanh).

Chi tiết về công việc được thực hiện theo gói thầu của Hạng mục EEC 4.2 - dự án FTUTRIP. Dự kiến tháng 12/2010 sẽ ban hành chuẩn đầu ra cho các chuyên ngành đào tạo của trường Đại học Ngoại thương.

Our website is protected by DMC Firewall!