Dân trí Những ngày qua, nhiều giáo viên của Trường THPT Sương Nguyệt Anh (Q.10, TPHCM) bức xúc vì có tên trong danh sách bị truy thu lại thuế thu nhập cá nhân do trường thiếu tiền thuế.
TIN TỨC
10 vấn đề "nóng" của nền giáo dục Việt Nam
"Cần thay cách thi đầu vào bậc phổ thông, bởi với cách đánh giá hiện nay chỉ mang tính thời điểm, học bao nhiêu năm cũng chỉ có thi học kỳ, tốt nghiệp, đại học, và ở đó xuất hiện độ may rủi rất lớn...", PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục cho hay.
Doanh nghiệp chê đại học Việt Nam mắc... "bệnh hàn lâm"
Với tâm lý sính bằng cấp, người học cũng như người dạy hiện nay vẫn đang quá chú trọng đến kiến thức hàn lâm thay vì ứng dụng. Trong khi đó, mục tiêu của giáo dục đại học là đến năm 2020 ít nhất 70% sinh viên được đào tạo theo định hướng thực hành.
Những phát ngôn về giáo dục ấn tượng nhất năm 2012
Nền giáo dục nước nhà đã được nhiều chuyên gia đầu ngành về giáo dục đóng góp thẳng thắn, tâm huyết. Sau đây là 10 phát ngôn ấn tượng nhất trong năm 2012 đã được Báo Giáo dục Việt Nam đăng tải.
Sai lầm của giáo dục Việt Nam là quá coi trọng nhà trường
Khi người lớn đặt cược niềm tin vào nhà trường, đứa trẻ sẽ giống như một ca sĩ chạy sô: Sáng học thêm toán, trưa học thêm văn, chiều học thêm organ và tối học thêm cờ tướng. Coi trọng và quá coi trọng lại là hai thứ hoàn toàn khác nhau... Giáo sư Đặng Thị Hạnh (Nguyên giảng viên Đại học KHXH & NV) có lần nhận xét rất chí lý: "Trẻ em Tây học rất ít, nhưng cái gì cũng biết, trẻ em ta học rất nhiều, nhưng chẳng biết tí gì".
Học chế tín chỉ trong góc nhìn sinh viên
Từ năm 1993 Học chế Tín chỉ (HCTC) được thực hiện đầu tiên tại ĐH Bách Khoa TP.HCM, tiếp đến là ĐH Khoa học TP.HCM, ĐH Xây Dựng Hà Nội rồi ĐH Bách Khoa – ĐH Đà Nẵng… Đến nay, về cơ bản HCTC đã được triển khai ở bậc giáo dục đại học trong hầu khắp cả nước. Chúng tôi, với tư cách là những sinh viên đang theo học HCTC xin mạo muội có đôi dòng nhận xét về loại hình đào tạo mới mẻ này!