TIN TỨC & SỰ KIỆN

Trên nền tảng đổi mới quản lý, từ năm 2010 – 2012, GD ĐH đã thực sự có bước chuyển mạnh mẽ với những kết quả đáng khích lệ. Nhìn lại những gì đã đạt được, tìm ra những điểm còn hạn chế và xác định đường hướng đi tiếp giai đoạn 2013 – 2015 là việc làm thực sự cần thiết. 

Việc thực hiện Chỉ thị 296 của Thủ tướng và các nội dung chương trình hành động của Bộ GD&ĐT đã có tác động mạnh mẽ đối với các nhà trường trong việc triển khai Đề án đổi mới GD ĐH.

  
Trên nền tảng đổi mới quản lý, từ năm 2010 – 2012, GD ĐH đã thực sự có bước chuyển mạnh mẽ với những kết quả đáng khích lệ. Nhìn lại những gì đã đạt được, tìm ra những điểm còn hạn chế và xác định đường hướng đi tiếp giai đoạn 2013 – 2015 là việc làm thực sự cần thiết. 

Xây dựng các tiêu chí phân tầng hệ thống GD ĐH

 

Sinh viên Khoa Y – Dược Trường ĐH Tây Nguyên thực hành trên máy

Thực hiện NQ 05 của Ban cán sự Đảng của Bộ GD&ĐT, các trường ĐH và CĐ trong toàn quốc đã đồng loạt mở các diễn đàn, hội thảo để thảo luận chủ đề: “Làm gì và làm thế nào để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo". Trên cơ sở đó, từng trường xây dựng chương trình hành động của mỗi cá nhân, mỗi khoa, phòng, tạo ra sự đổi mới chung trong toàn hệ thống, đồng thời từng trường tự phân tích kỹ lưỡng tình hình thực tiễn, từ đó xác định khâu đột phá, mắt xích trọng tâm, để tập trung các nguồn lực thực hiện đổi mới.

Để phát triển hệ thống GD ĐH đến năm 2020, Bộ GD&ĐT đã trình Thủ tướng ban hành quyết định điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ cho phù hợp với chiến lược phát triển nhân lực quốc gia, điều chỉnh số sinh viên trên vạn dân cho phù hợp với tình hình thực tiễn và điều kiện đảm bảo chất lượng. 

Nhiều văn bản quy phạm pháp luật về GD ĐH đã được ban hành, các văn bản đều được xây dựng trên tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện, có ý nghĩa quan trọng, lâu dài đối với sự phát triển của GD ĐH, đồng thời làm căn cứ pháp lý cho sự phát triển GD ĐH Việt Nam trong quá trình hội nhập. 

 

Không để  HS, SV đỗ ĐH phải bỏ học vì khó khăn tài chính 

Cơ sở vật chất từng bước hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực        trong giai đoạn mới

Để tạo điều kiện cho người học được học và học tốt. Đổi mới cơ chế tài chính được xem là yếu tố cần thiết và quan trọng. Thực hiện chủ trương không để một HSSV nào đỗ vào ĐH, CĐ mà phải bỏ học vì khó khăn về tài chính, ngành tiếp tục triển khai thực hiện tốt NQ 35 và Nghị định số 49 về học phí và miễn giảm học phí, Quyết định số 157 về tín dụng cho HSSV, giúp cho gần 2,4 triệu HSSV của 1,913 triệu hộ gia đình được vay vốn tín dụng. Chương trình miễn giảm học phí cho học sinh nghèo và tín dụng cho SV đã góp phần đáng kể đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. 

Song song với chính sách tín dụng sinh viên, bằng việc triển khai các dự án xây dựng ký túc xá cho SV, tính đến hết năm 2012 đã có trên 250 khối nhà ký túc xá được hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, đáp ứng cho 180.000 SV được ở trong ký túc xá của các nhà trường.

Minh bạch, công bằng với 3 công khai 

Trong 3 năm qua hầu hết các trường ĐH, CĐ đã thực hiện tốt 3 công khai: Chỉ tiêu tuyển sinh – Đảm bảo chất lượng đào tạo – Công khai chuẩn đầu ra, công khai mức học phí trên trang điện tử của trường, thuận lợi cho việc lựa chọn, đăng ký tuyển sinh, năng lực và nguyện vọng của sinh viên. Đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục ĐH đã tạo ra sự công bằng trong xã hội. 

Đổi mới quản lý nhà nước về GD theo hướng: Tách quản lý Nhà nước với quản lý chuyên môn, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho Thủ trưởng các cơ sở GD&ĐT đã giúp các trường tự xác định được chỉ tiêu tuyển sinh, xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp theo quy chế của Bộ GD&ĐT. 

Đặc biệt, từ khi có NĐ 115, quy định trách nhiệm về quản lý nhà nước về giáo dục giữa Trung ương và địa phương. Chính quyền các địa phương đã tham gia quản lý tốt một số công việc như: Xác nhận điều kiện chất lượng, công nhận Hội đồng quản trị, hiệu trưởng các trường ĐH ngoài công lập, kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm quy chế trong giáo dục đào tạo. Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành các Quy định về điều kiện, quy trình mở ngành đào tạo CĐ, ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ, phân cấp cho các cơ sở đào tạo sau ĐH.

Thông thoáng cơ chế đầu tư, đào tạo theo nhu cầu xã hội 

Công tác nghiên cứu khoa học ở các trường đại học góp phần tích cực nâng cao          chất lượng đào tạo

Qua 3 năm thực hiện Chỉ thị 296 của Thủ tướng, hầu hết các trường đã cố gắng tìm nguồn vốn, tự đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ giáo viên cơ hữu, mở ngành đào tạo, phát triển quy mô. Hơn 50 trường có diện tích đất sử dụng lâu dài trên 5 ha, 14 trường ĐH, CĐ có diện tích trên 20 ha.

Nhiều trường đã triển khai có hiệu quả đào tạo theo nhu cầu xã hội. Sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp được xem như là một phương thức, là mục tiêu, giúp cho SV nâng cao kỹ năng thực hành, kỹ năng mềm…

Nhiều trường như Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Giao thông – Vận tải, Trường ĐH Hàng hải, ĐH Đà Nẵng… đã gắn đào tạo với thực tiễn nhu cầu xã hội, hỗ trợ, hướng dẫn, tiếp nhận nhiều SV thực tập, hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Trong số 420 trường ĐH, CĐ đã có 392 trường xây dựng cam kết chất lượng đào tạo.

Mạnh dạn trong tự đánh giá, nghiên cứu khoa học 

 
- 250: Số khối nhà ký túc xá được hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, đáp ứng cho 180.000 SV được ở trong ký túc xá của các nhà trường.
- 385/420: Số trường ĐH, CĐ đã xây dựng và ban hành chuẩn đầu ra cho từng ngành đào tạo, trình độ đào tạo, trên mạng thông tin điện tử.
- 392/420: Số trường xây dựng cam kết chất lượng đào tạo
- 182: Số Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng được nâng cao kiến thức quản lý và quản trị ĐH.
- 330: Số trường ĐH, CĐ hoàn thành báo cáo tự đánh giá. 
- 304: Số trường ĐH, CĐ có đơn vị chuyên trách đảm bảo chất lượng.

Thực hiện Đổi mới quản lý GD ĐH, đa số các trường ĐH, CĐ đã làm tốt công tác tự đánh giá. Cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo dựa trên cơ sở tự đánh giá.

Tính đến tháng 8/2012 đã có 139 trường ĐH, 98 trường CĐ hoàn thành báo cáo tự đánh giá. 159 trường ĐH, 145 trường CĐ có đơn vị chuyên trách đảm bảo chất lượng. 182 Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng được nâng cao kiến thức quản lý và quản trị ĐH.

Trong lĩnh vực đổi mới cơ chế quản lý khoa học - công nghệ và nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học đã được triển khai có hiệu quả. Các đề tài khoa học và công nghệ được xác định thông qua tuyển chọn, đấu thầu công khai, minh bạch, xóa bỏ tình trạng xin cho, đẩy mạnh tính tự chủ, tăng tính hiệu quả, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học công nghệ và tào tạo sau ĐH. Chất lượng đào tạo từng bước được nâng cao, kinh phí cho nghiên cứu khoa học được sử dụng có hiệu quả.

Đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao kết quả nghiên cứu, đã thu hút được đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu và sinh viên tích cực tham gia nghiên cứu khoa học. Nhiều đề tài đã mang lại hiệu quả thiết thực cho địa phương, cho doanh nghiệp.

Để xây dựng chiến lược phát triển của từng trường, cùng với việc rà soát bổ sung các chỉ số đào tạo, 385 trường ĐH, CĐ đã xây dựng và ban hành chuẩn đầu ra cho từng ngành đào tạo, trình độ đào tạo, trên mạng thông tin điện tử.

Chuẩn đầu ra được xem như một thông điệp cam kết, khẳng định của các cơ sở đào tạo với xã hội, người sử dụng lao động, về kiến thức kỹ năng, trình độ chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp của SV đạt được sau tốt nghiệp.

Vạch đường hướng giai đoạn 2013 – 2015

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc đổi mới quản lý GD ĐH còn thiếu chiều sâu để nâng cao chất lượng đào tạo, một số cơ sở đào tạo triển khai chậm, thiếu quyết liệt; việc công bố chuẩn đầu ra, các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa đi vào thực chất, còn mang tính hình thức; công tác quản lý ở một số trường còn chậm được đổi mới.  

Phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước về GD ĐH nhằm tạo ra những chuyển biến rõ rệt để nâng cao chất lượng GD ĐH đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, ngành Giáo dục đã xác định 3 nhiệm vụ trong thời gian tới: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về GD ĐH;  Tiếp tục đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động về GD ĐH. 

Trên cơ sở đó, Bộ GD&ĐT đã xác định những nhiệm vụ cụ thể của cơ quan quản lý, với các trường ĐH, CĐ trong năm 2013 - 2015 nhằm tiếp tục đổi mới quản lý GD ĐH, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước và hội nhập quốc tế.

Những sáng tạo trong thực hiện chuẩn đầu ra

Quy định cụ thể về quy trình đánh giá kiểm định đầu ra; Lấy thông tin phản hồi của các giảng viên đối với hiệu trưởng; Lấy ý kiến phản hồi của người học đối với giảng viên; Lấy ý kiến phản hồi  của các đơn vị sử dụng lao động đối với SV tốt nghiệp…

Theo Gia Hân - Báo Giáo dục & Thời đại

Our website is protected by DMC Firewall!