TIN TỨC & SỰ KIỆN

Đào tạo đại học từ xa (ĐTĐHTX) là một phương thức giáo dục đại học (GDĐH) dựa vào công nghệ, đặt trọng tâm vào yếu tố người học, hướng tới một cơ chế đào tạo mềm dẻo và linh hoạt, giúp người học có thể học tập ở mọi nơi, mọi lúc, học thường xuyên, học suốt đời và xây dựng một xã hội học tập. Với những lợi thế của mình, trong vài thập kỉ gần đây, ĐTĐHTX (dis­tance higher education mode) đã có những bước nhảy vọt về về quy mô sinh viên.

Hàng loạt cơ sở ĐTĐHTX, trong đó có các ‘siêu’ đại học (trường đại học có từ 100.000 học viên trở lên) đã hình thành và phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới, đang cung cấp GDĐH cho hàng triệu người, đặc biệt là người lớn tuổi đang làm việc, ở vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo.

Sự tăng trưởng đột biến về quy mô sinh viên của các cơ sở ĐTĐHTX trong vài thập kỉ gần đây đã khiến cho các bên liên đới (Nhà nước, người học, người sử dụng lao động và toàn bộ xã hội) quan tâm nghiêm túc đến chất lượng đào tạo. Các bên liên đới muốn biết cơ sở ĐTĐHTX đang làm những gì? Làm như thế nào? Làm tốt đến mức nào để bảo đảm sản phẩm đầu ra (người tốt nghiệp) đạt được chất lượng như đã thiết kế.

Đến nay đã xuất hiện nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề bảo đảm chất lượng (BĐCL) trong ĐTĐHTX. Một số người cho rằng những phương pháp BĐCL trong ĐTĐHTX nhất thiết phải giống như trong GDĐH truyền thống. Những người khác lại cho rằng ĐTĐHTX là thử nghiệm các giả định của GDĐH truyền thống. Do vậy, những phương pháp BĐCL trong GDĐH truyền thống hiện nay không đủ để thực hiện việc BĐCL trong ĐTĐHTX. Bài viết này sẽ nhấn mạnh vào các khía cạnh khác biệt của ĐTĐHTX so với GDĐH truyền thống vốn đã tồn tại hàng trărh năm nay, và BĐCL trong ĐTĐHTX phải được tiếp cận bằng những phương pháp khác.

1. Phương thức GDĐH truyền thống và phương thức ĐTĐHTX

GDĐH được triển khai bởi nhiều phương thức khác nhau. GDĐH theo phương thức “mặt giáp mặt” (face-to-face mode) hay phương thức “đào tạo qua phòng học" (classroom mode), vốn có từ hàng trăm năm nay, được gọi là GDĐH truyền thống.

GDĐH mà yếu tố người dạy và người học không “mặt giáp mặt” trong cùng không gian và/hoặc thời gian, và phải có sự trao đổi thông tin hai chiều một cách thường xuyên, liên tục giữa thầy và trò; trò và trò; trò và cơ sở đào tạo dưới hình thức nào đó được gọi là ĐTĐHTX (dis­tance mode). ĐTĐHTX diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau và không nhất thiết phải dùng phương tiện điện tử. Tuy nhiên, sự phát triển công nghệ đã tạo điều kiện cho ĐTĐHTX nổi lên như một xu hướng giáo dục toàn cầu.

Nhờ việc phát triển mạng internet, ảnh hưởng của ĐTĐHTX không còn bị hạn chế trong một quốc gia. Sự phát triển ĐTĐHTX ở bất kỳ quốc gia nào cũng tác động tới viễn cảnh GDĐH thế giới. Dưới đây là một số khác biệt của ĐTĐHTX so với GDĐH truyền thống (Bảng 1)

Bảng 1: So sánh đặc điểm khác biệt của ĐTĐHTX và GDĐH truyền thống

GDĐH

Truyền thống

ĐTĐHTX

Khác biệt của ĐTĐHTX so vói GDĐH truyển thống

Đóng kín, cứng nhắc

Mở, mềm dẻo

Học qua mạng: học ở mọi lúc, mọi nơi, ai cũng học được

Thay đổi tâm lí người học;

Cấu trúc hóa cả về hệ thống giáo dục lẫn nội dung;

Giáo viên trỏ thành người tư vấn hơn là người dạy dỗ;

Tiêu chuẩn chất lượng mới; Quốc tế hóa và hợp tác quốc tế.

Phân cắt rời rạc các trường và các ngành

Nối mạng giáo dục giữa các trường với nhau. Sự hội tụ giao thoa giữa các ngành cũng như với công nghệ thông tin và truyền thông.

Học trong một khoảng thời gian

Học suốt đời

Tập trung vào thi cử

Tập trung vào chất lượng con người, nâng cao dân trí

Nguồn: Quách Tuấn Ngọc (2001), Một số vấn đề đổi mới giáo dục đại học bằng công nghệ thông tin và truyền thông, Tài liệu hội nghị GDĐH, 3, tr. 239.Các hình thức ĐTĐHTX

        2. Các hình thức ĐTĐHTX

Các hình thức ĐTĐHTX hiện đang được sử dụng phổ biến trên thế giới bao gồm:

a. ĐTĐHTX truyền thống (traditional dis­tance higher education), trong đó tài liệu in, băng hình, băng tiếng, phát thanh, truyền hình và một vài buổi phụ đạo tập trung được sử dụng.

b. ĐTĐHTX qua mạng (e-learning), trong đó internet được sử dụng làm phương tiện chuyển tải chủ yếu.

c. ĐTĐHTX hỗn hợp, trong đó có sự phối hợp chặt chẽ giữa phương thức ĐTĐHTX truyền thống và ĐTĐHTX qua mạng.

 

         3. Mối quan tâm về chất lượng ĐTĐHTX

Hiện đang diễn ra nhiều tranh luận về lí thuyết chất lượng, những gì tạo thành chất lượng và làm thế nào để bảo đảm được nó trong ĐTĐHTX.

Những người ủng hộ ĐTĐHTX tranh cãi rằng ĐTĐHTX là thay đổi cách tiếp cận, tăng thêm cơ hội học tập, là chi phí học tập cạnh tranh, là những ưu thế không phải rời gia đình hay nơi làm việc để đi học, là cuộc cạnh tranh lành mạnh làm cho các khóa học có chất lượng.v.v... Tuy nhiên, trên thực tế, sự thiếu thốn các dịch vụ hỗ trợ sinh viên và sự thiếu vắng yếu tố tương tác giữa thầy và trò, trò và trò cũng là những vấn đề đáng phải quan tâm. Dĩ nhiên, những người ủng hộ ĐTĐHTX gạt bổ những nghi ngại này bằng cách làm cho những người khác nhớ đến tình cảnh ở các "tóp học GDĐH truyền thống nơi mà hàng trăm sinh viên ngồi trong các giảng đường rộng lớn với bầu không khí phi trí tuệ không có một chút tương tác nào với giảng viên. Họ khẳng định rằng, ĐTĐHTX cũng giống như bất kì phương thức đào tạo truyền thống nào khác; nó có thể được thực hiện tốt hay không tốt. Những người ủng hộ ĐTĐHTX cho rằng nó sẽ tốt như đào tạo truyền thống nếu như nó được thực hiện đúng cách.

         4. Quan niệm về BĐCL trong GDĐHTX

Thuật ngữ BĐCL trong ĐTĐHTX có thể được hiểu rất khác nhau. Trong bài viết này BĐCL được hiểu là: “Các hoạt động có kế hoạch được thực hiện với mục đích duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo hơn là chỉ đơn thuần đánh giá”

BĐCL trong ĐTĐHTX tạo điều kiện công nhận các tiêu chuẩn vãn bằng, phục vụ mục đích giải trình với xã hội, giúp sinh viên đưa ra lựa chọn thông minh, góp phần cải thiện các quá trình dạy học và quản lí, và giúp phổ biến những việc làm cụ thể để đạt tới mục tiêu cải thiện toàn diện hệ thống ĐTĐHTX (Harman, 2000 tr.2).

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Harman (2000), Developing and Managing Quality Assurance for Higher Education Systems and Institutions in Asia and the Pacific, Bangkok.
  2. Quách Tuấn Ngọc (2001), Một số vấn đề đổi mới giáo dục đại học bằng công nghệ thông tin và truyền thông, Tài liệu hội nghị GDĐH, 3, tr. 239.

(Nguồn: Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam)

DMC Firewall is developed by Dean Marshall Consultancy Ltd