Căn cứ Công văn 7324/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 8/10/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên; Nhằm thực hiện nhiệm vụ hàng năm của Nhà trường, Trung tâm Khảo thí & Đảm bảo Chất lượng triển khai lấy nhận xét của sinh viên về chất lượng giảng dạy các môn học thuộc Chương trình tiêu chuẩn và Chất lượng cao từ 08/01/2018 và kết thúc trước ngày 30/06/2018.
TIN TỨC
Dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi: Thời gian học đại học từ 3-5 năm
Quy định về thời gian, chương trình, tổ chức đào tạo và văn bằng giáo dục đại học trong dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi có những thay đổi gì so với Luật Giáo dục đại học năm 2012?
65% nghề nghiệp hoàn toàn mới sẽ xuất hiện trong 10 năm tới
Đó là con số được Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho hay tại Hội thảo “Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ, hội nhập quốc tế".
Ông Phan Thanh Bình nêu 3 giai đoạn xác định chất lượng giáo dục đại học
“Xếp hạng là bước cuối cùng để biết ai khỏe hơn ai, nhưng trước hết là phải khỏe", ông Phan Thanh Bình nhấn mạnh.
Tự chủ đại học: Đòn bẩy để nâng cao chất lượng
Tự chủ ĐH không còn là khái niệm xa lạ với hệ thống GDĐH Việt Nam khi từ ba năm trước, Nghị quyết 77/NQ-CP đã chính thức mở đường cho các trường thực hiện thí điểm mô hình tự chủ. Tính đến tháng 12/2017, cả nước đã có 23 trường ĐH thí điểm xây dựng mô hình tự chủ theo Nghị quyết 77/NQ-CP; trong đó, riêng TPHCM hiện có 7 trường đang thực hiện theo mô hình này.
Tự chủ đại học gắn liền với trách nhiệm
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học đề cập khá rõ về tự chủ đại học. Tuy nhiên theo PGS.TS Trần Quốc Toản – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, hiện nay có những nhận thức không đầy đủ và sai lầm khi thiên về “đòi quyền tự chủ” cho nhà trường trong quan hệ với Nhà nước và xã hội, nhưng lại vẫn muốn và giữ cơ chế quản lý - quản trị trong trường theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trước đây.