TIN TỨC & SỰ KIỆN

Ngoài cơ quan quốc gia về kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) là Cục Khảo thí & KĐCLGD – Bộ GD&ĐT, tính đến tháng 10/2012, đã có 156 trường đại học (ngoài ra còn 2 ĐHQG, 3 đại học vùng) thành lập đơn vị chuyên trách về công tác ĐBCLGD và 145 trường cao đẳng, 48 trường TCCN có trung tâm (bộ phận) chuyên trách về đảm bảo chất lượng.

Bộ GD&ĐT cho biết, đến nay, 100% các trường ĐH, CĐ đã cử cán bộ tham gia các khóa tập huấn về đảm bảo & KĐCLGD do Cục Khảo thí & KĐCLGD tổ chức (dưới 1000 lượt cán bộ trường ĐH và trên 2500 lượt cán bộ trong các trường CĐ được tập huấn về tự đánh giá; trên 700 lượt cán bộ ĐH, trên 500 lượt cán bộ trường CĐ được tập huấn về đánh giá ngoài.

139 trường ĐH, 100 chương trình đào tạo giáo viên THPT trình độ ĐH; 7 chương trình GDSPKTCN trình độ ĐH; 98 trường cao đẳng và 10 chương trình đào tạo giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng; 86 trường trung cấp chuyên nghiệp đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá.

Triển khai đánh giá ngoài đã được thực hiện ở 40 trường ĐH (20 trường đã được HĐ KĐCLGDQG thông qua kết quả); 4 chương trình đào tạo giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng đã được đánh giá ngoài. 12 chương trình đào tạo giáo viên THPT, 5 chương trình đào tạo giáo viên TCCN được đánh giá ngoài trong khoảng 10-12/2012.

Luật Giáo dục đại học ghi rõ 3 nguyên tắc KĐCLGD ĐH, đó là: Độc lập, khách quan, đúng pháp luật; Trung thực, công khai, minh bạch; Bình đẳng, bắt buộc, định kỳ.

Việt Nam đã tham gia các mạng lưới khu vực và quốc tế về đảm bảo CLGD đại học; tham gia các hội nghị, hội thảo, diễn đàn khu vực và quốc tế về vấn đề này và đăng ký đánh giá và kiểm định bởi các tổ chức đánh giá và kiểm định khu vực và quốc tế. Ngoài ra, 10 chương trình đào tạo của 2 ĐHQG được kiểm định bởi AUN; 14 ngành đào tạo kỹ sư chất lượng cao của 1 số trường ĐH được Ủy ban văn bằng kỹ sư Pháp - CTI đã tổ chức đánh giá vòng 2 và 1 số trường ĐH có chương trình phấn đấu đạt chuẩn ABET, Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, công tác KĐCLGD Việt Nam hiện nay vẫn còn một số hạn chế, bất cập liên quan đến nguồn nhân lực; nhận thức; về việc xây dựng các đơn vị chuyên trách và năng lực đội ngũ; về việc triển khai tự đánh giá và đánh giá ngoài; việc thành lập tổ chức KĐCLGD và về kinh phí, hệ thống văn bản chỉ đạo, cơ chế, chính sách khuyến khích các hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục.

Bộ GD&ĐT cho biết, sẽ củng cố và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kiểm định chất lượng giáo dục, tạo môi trường và hành lang pháp lý cho sự phát triển ổn định hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục. Xây dựng và phát triển hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục để triển khai đánh giá các cơ sở giáo dục và chương trình GDĐH đạt tiêu chuẩn chất lượng, góp phần vào việc đảm bảo và nâng cao chất lượng GDĐH. Xây dựng chính sách để phát triển đội ngũ chuyên gia đánh giá ngoài có đủ trình độ và số lượng để triển khai các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục.

Theo Lập Phương - Báo Giáo dục & Thời đại

Our website is protected by DMC Firewall!