Tự đánh giá (TĐG) là khâu đẩu tiên trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học (ĐH), "là quá trình Nhà trường tự xem xét, nghiên cứu dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng giáo dục. Kết quả của quá trình TĐG là báo cáo tự đánh giá của nhà trường.
1. Đặt vấn đề
Theo số liệu đăng tải trên trang thông tin điện tử cùa Bộ GD&ĐT, tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2014, có 190 trường ĐH và học viện đã hoàn thành báo cáo TĐG. Để được đánh giá ngoài và công nhận chất lượng giáo dục của nhà trường, báo cáo TĐG của các trường ĐH phải được các Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) thẩm định và đổng ý tiến hành đánh giá ngoài. Vì vậy, chất lượng của báo cáo TĐG là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, đòi hỏi Nhà trường phải áp dụng đổng bộ các biện pháp phù hợp và khả thi trong quá trình thực hiện TĐG.
2. Các yêu cầu cơ bản đối với báo cáo TĐG
Thứ nhất, báo cáo TĐG phải mô tả một cách ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và đầy đủ các hoạt động của Nhà trường dựa trên cơ sở 10 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường ĐH, trong đó phải nêu rõ những điểm mạnh, những tổn tại, khó khăn và các giải pháp cải tiến chất lượng, kế hoạch thực hiện, thời hạn hoàn thành, thời gian tiến hành đợt TĐG tiếp theo.
Thứ hai, báo cáo TĐG phải đảm bảo yêu cầu về cấu trúc, văn phong; chính tả; cách lập luận và lí giải, việc mô tả các hoạt động của Nhà trường đối chiếu với yêu cầu của tiêu chí, việc phân tích; so sánh các điểm mạnh; tồn tại và nguyên nhân, những vấn đề cần cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện của đơn vị; thông tin và minh chứng được sử dụng, tính đầy đủ; thống nhất của các thông tin và minh chứng về mức độ đạt được của các tiêu chí, không có tiêu chí bị bỏ sót hoặc chưa được phân tích và đánh giá đẩy đủ.
Thứ ba, đảm bảo tiến độ và thời gian hoàn thành báo cáo TĐG, trong đó "thời gian thực hiện TĐG khoảng 6 tháng". Bên cạnh những yêu cẩu về chất lượng báo cáo TĐG, các trường ĐH cần đảm bảo tiến độ và thời gian hoàn thành báo cáo TĐG trong điều kiện các cán bộ, giảng viên tham gia TĐG của nhà trườnq đều là kiêm nhiệm.
Thứ tư, báo cáo TĐG không chỉ đơn thuần là kết quả TĐG của Hội đồng TĐG và các nhóm công tác chuyên trách (CTCT) mà là kết quả TĐG của Nhà trường, do vậy phải có sự đóng góp ý kiến của các thành viên trong Nhà trường (cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên).
Thứ năm, báo cáo TĐG được các tổ chức KĐCLGD thẩm định và đổng ý tiến hành đánh giá ngoài cơ sở giáo dục bởi do "Công tác chuẩn bị cho đánh giá ngoài chính thức được tiến hành sau khi cơ sở giáo dục và tổ chức KĐCL GD đã thực hiện việc thẩm định báo cáo TĐG và thỏa thuận kí hợp đổng đánh giá ngoài theo quy định...",
3. Các văn bản cần thiết phục vụ quá trình thực hiện báo cáo TĐG
Trong quá trình thực hiện báo cáo TĐG, Hội đóng TĐG và các nhóm CTCT cẩn hiểu rõ, tuân thủ và áp dụng chính xác các văn bản cẩn thiết sau đây:
- Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/ 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường ĐH.
- Văn bản hợp nhất Quyết định số 65/2007/QĐ- BGDĐT ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quỵ định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường ĐH và Thông tư số 37/2012/TT-BGDĐT ngày 30/10/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung một số điểu của Quyết định số 65/2007/QĐ- BGDĐT ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
- Thông tư số 62/12/2012/TT-BGDDT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy định vể quy trình và chu kì KĐCLGD trường ĐH, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
- Công văn số 462/KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 09/5/2013 của Cục trưởng Cục Khảo thí và KĐCLGD về việc Hướng dẫn TĐG trường ĐH, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
- Công văn số 527/KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 23/5/2013 của Cục trưởng Cục Khảo thí và KĐCLGD về việc Hướng dẫn sử dụng tiêu chí đánh giá chất lượng trường ĐH.